Trong bài trước, tôi đã nói về bước đầu tiên trong quá trình làm giàu: tăng kiếm tiền. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày về bước tiếp theo: tăng tích lũy và đầu tư.
Khi tôi trao đổi với bạn tôi về thứ tự của các bước trong quá trình làm giàu cũng như thứ tự của loạt bài: Tăng kiếm tiền, rồi đến Tăng tích lũy và đầu tư, cuối cùng mới đến Đơn giản hóa cuộc sống và giảm chi tiêu, bạn tôi tỏ vẻ phản đối.
Theo ý của bạn tôi, bước 1 là Tăng kiếm tiền, bước 2 là Đơn giản hóa cuộc sống và giảm chi tiêu, rồi mới đến bước 3 là Tăng tích lũy và đầu tư. Nhưng tôi lại không đồng ý với ý kiến trên. Đó là tư duy của người nghèo, và là tư duy mà tôi đã nuôi dưỡng hàng chục năm qua, và giờ, tôi muốn thay đổi nó.
Người nghèo, họ kiếm tiền, tiêu sài, rồi phần còn lại thì mới tích lũy và đầu tư. Thường thì sau bước tiêu sài cũng chả còn bao nhiêu để tích lũy và đầu tư cả, nên họ vẫn cứ mãi nghèo. Ngược lại, người giàu làm kiếm tiền, họ tích lũy và đầu tư trước, sau đó mới tiêu sài phần còn lại. Nhiều người hỏi rằng sao lại phải giảm chi tiêu để tăng cường đầu tư, sao lại “tự làm khổ” mình như thế?
Nhưng trên thực tế, họ chẳng phải thực hiện việc đó quá lâu. Nếu như việc đầu tư và tích lũy của họ sinh lợi nhuận, thì thu nhập của họ sẽ tăng rất nhanh. Khi đó, sau khi thực hiện việc tích lũy và đầu tư, họ vẫn còn lại một khoản rất khá để chi tiêu (nhiều hơn so với người có thói quen chi tiêu trước rồi mới tích lũy và đầu tư). Như vậy là “tự làm sướng” mình chứ có tự làm khổ mình đâu?
Có thể nói, tích lũy và đầu tư là một bí mật khủng khiếp của người giàu. Hầu như không một người nào trở nên giàu có, và giàu có thực sự, mà không có quá trình tích lũy và đàu tư… Tích lũy và đầu tư, chính là con gà đẻ trứng vàng của người giàu…
Kiếm tiền là bước đầu tiên của quá trình làm giàu, nhưng kiếm tiền mà không có tích lũy, kiếm bao nhiêu, tiêu sài hết bấy nhiêu thì bạn cũng không bao giờ có thể giàu có.
Nếu một người có thu nhập từ lao động của mình là 20 triệu đồng một tháng, và anh ấy cũng tiêu hết ngần ấy, không có bất cứ sự tích lũy nào, thì sau một đời làm việc (trung bình là 30 năm) anh ấy cũng sẽ chẳng còn lại thứ gì. Hoặc ngay khi anh ấy gặp một sự cố nào đó và buộc phải nghĩ làm việc, anh ngay lập tức phải đối mặt với áp lực tiền bạc, áp lực cơm áo.
Ngược lại, nếu một người chỉ kiếm được 10 triệu một tháng, nhưng anh tích lũy được mỗi tháng 2 triệu đồng. Như vậy một năm anh sẽ tích lũy được 24 triệu. Và với mức sống hiện tại, 8 triệu đồng chi tiêu cho một tháng. Sau 1 năm làm việc, nếu anh có phải nghĩ làm việc, thì vẫn có thể sống ung dung trong vòng 3 tháng mà không phải lo nghĩ như anh chàng ở ví dụ trên.
Và hơn thế nữa, lại dùng số tiền đó đầu tư một cách hợp lý, thì số tiền đó sẽ càng sinh sôi, nảy nở và cuộc sống của anh sẽ thoải mái hơn rất nhiều. Giả sử anh ta đầu tư và có lãi suất mỗi năm là 10%, ta thử tính xem tiền của anh ta sẽ tăng ra sao nhé
Năm đầu: Tích lũy 24 triệu. Đem đi đầu tư, lãi suất 10% một năm.
Một năm sau: Cả vốn lẫn lãi của số tiền đem đi đầu tư là 26.4 triệu. Cộng với 24 triệu tiền tích lũy trong năm đó, tổng số vốn là 50.4 triệu đồng. Lại đem đầu tư, lãi suất 10% một năm.
Hai năm sau: Cả vốn lẫn lãi của số tiền đem đi đầu tư là 55.44 triệu. Cộng với 24 triệu tiền tích lũy trong năm đó, tổng số vốn là 79.44 triệu đồng. Lại đem đầu tư, lãi suất 10% một năm.
Ba năm sau: Cả vốn lẫn lãi của số tiên đem đi đầu tư là 87.384 triệu. Cộng với 24 triệu tiền tích lũy trong năm đó, tổng số vốn là 111.384 triệu đồng. Lại đem đầu tư, lãi suất 10% một năm
Bốn năm sau: Cả vốn lẫn lãi của số tiên đem đi đầu tư là 122.5224 triệu. Cộng với 24 triệu tiền tích lũy trong năm đó, tổng số vốn là 146.5224 triệu đồng. Lại đem đầu tư, lãi suất 10% một năm….
Mười năm sau: Nếu tôi tính đúng, thì tổng số tiền sẽ là 444.748 triệu đồng. Sau 20 năm, số tiền sẽ là 1374.599 triệu đồng, và sau 30 năm, số tiền sẽ là 3947.857 triệu đồng (gần 4 tỷ đồng).
Cũng với lãi xuất như trên, nhưng nếu mức tích lũy là 3 triệu đồng một tháng thì con số sẽ lần lượt là: 4 năm 167.076 triệu đồng, sau 10 năm là 573.7473 triệu đồng. Sau 20 năm là 2061.9 triệu đồng và sau 30 năm là 5921.785 triệu đồng (gần 6 tỷ đồng).
Cùng là mức tích lũy 2 triệu đồng một tháng, nếu lãi suất tăng lên là 20% thì con số sẽ cũng rất ấn tượng, sau 4 năm là 128.832 triệu đồng, sau 10 năm là 623.028 triệu đồng, sau 20 năm là 4480.512 triệu đồng, và sau 30 năm, con số sẽ là 28365.16 (hơn 28 tỷ đồng).
Nếu tăng mức tích lũy lên 3 triệu đồng một tháng và lãi suất cũng tăng lên là 20%, ta sẽ có những con số hết sức ấn tượng. Sau 4 năm là 193.248 triệu đồng, sau 10 năm là 943.512 triệu đồng. Sau 20 năm 6720.767 triệu đồng. Và sau 30 năm, con số đó sẽ là 42547.736 triệu đồng (hơn 42 tỷ đồng).
Tôi là dân kỹ thuật, tôi thích những con số, tôi hy vọng là những số liệu đưa ra không làm bạn phải mệt mỏi. Nhưng dù mệt mỏi, bạn cũng hãy nhìn vào những con số kia, và nói cho tôi bạn thấy gì?
Thực sự, đầu tư là một hàm số mũ theo thời gian đầu tư và tỷ suất lợi nhuận. Ban đầu thì nó có vẻ tăng rất chậm, nhưng càng về sau thì nó càng tăng rất nhanh. Hoặc khi tỷ suất lợi nhuận tăng lên cũng vậy. Và một số tiền tương đối nhỏ là 3 triệu đồng một tháng. Nếu chỉ tích lũy trong 30 năm (360 tháng) cũng chỉ là con số 1080 triệu đồng (hơn một tỷ một tý). Nhưng nếu đầu tư với lãi suất 10% thì sau 30 năm, bạn đã có con số là gần 6 tỷ đồng. Và nếu lãi suất là 20%, bạn sẽ có con số sau 30 năm là hơn 42 tỷ đồng. Một con số quả thật ấn tượng.
Chính vì thế, tôi không ngoa nếu nói đầu tư chính là bí mật khủng khiếp của riêng người giàu. Nói thế không có nghĩa là tôi không coi trọng tích lũy, vì nếu không có tích lũy, thì lấy đâu ra mà đầu tư?
Một trong những phát minh vĩ đại nhất của Albert Einstein chính là lãi suất kép. Ông tìm ra rằng, thời gian để một khoản đầu tư có lãi suất là A% một năm tăng lên gấp đôi là (72 chia A) năm.
Tức là khoản đầu tư có lãi suất 10% một năm thì cần 7.2 năm để tự nhân đôi chính nó. Khoản đầu tư có lãi suất 20% một năm cần thời gian là 3.6 năm để trở nên gấp đôi. Và với tài năng đầu tư như của tỷ phú Warren Buffet, tỷ suất lợi nhuận trung bình là 24% thì ông chỉ cần 3 năm để tài sản của mình tăng gấp đôi. Sau 30 năm sẽ tăng 2 mũ 10 tức là 1024 lần. Và sau 60 năm là 2 mũ 20, hay 1.048.576 lần (hơn 1 triệu lần). Một con số quả thật quá ấn tượng.
Nói cách khác, đầu tư chính là chiếc chìa khóa bí mật của người giàu. Nhưng tại sao, tôi vẫn thường xuyên nghe nói nhiều người đầu tư rồi mất trắng. Ấy là vì họ thiếu những kiến thức về đầu tư và về thị trường. Họ đầu tư theo trực giác, theo số đông hoặc là theo may rủi. Tôi nghĩ, nếu chúng ra tự trang bị những kiến thức đầy đủ về đầu tư cho mình, chúng ta sẽ không phải đối mặt với vấn đề trên nữa.
Nói về đầu tư, thực ra tôi là một ông thầy bói xem voi. Vì bản thân tôi chưa từng tích lũy nữa là nói đến đầu tư. Nhưng ở đây, tôi không phải muốn “dạy” cho bạn đầu tư như thế nào. Tôi chỉ muốn làm sáng tỏ vai trò to lớn của đầu tư trong quá trình làm giàu. Muốn làm giàu, thì phải đầu tư.
Và khi đã nắm rõ vai trò lớn lao của đầu tư rồi, thì tôi, và bạn, sẽ có những cách thức để học hỏi và đầu tư cho hiệu quả. Tôi tin rằng chỉ cần biết là có cảnh cửa, người ta sẽ có động lực để thoát ra khỏi đường hầm. Và khi đã có động lực thì người ta chắc chắn sẽ tìm ra cách để thoát được khỏi đường hầm đó.
Trong bài tiếp theo, mời các bạn tìm hiểu tiếp bước thứ ba trong quá trình làm giàu, đơn giản hóa cuộc sống, giảm chi tiêu, giảm mức sống.
lí luận, câu văn chắc nịch thầy ơi, hay!!!
chờ thầy xuất bản next version:)
rất hay đấy thầy, tư duy và kiến thức của một người làm kinh tế chứ ko còn là trong kĩ thuật nữa.
thông thường ít người quan tâm đến cái “lãi suất kép” nên họ ít đầu tư vì trong vong 1,2 năm đầu mọi thứ tăng rất chậm chạp. và chỉ có biết cách đầu tư thì mới giàu được! làm giàu ko khó nhưng không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để theo đuổi.
mong được xem nhiều hơn nữa cá bài viết hay của thầy!
với cách thức và tu duy tiết kiệm như trên cộng thêm 1 tí kiến thức để làm cho khoảng đầu tư của mình không bị trượt giá làm mất theo thời gian thì là một cách thức đầu tư cho chính tương lai của chúng ta (ít nhất là đối với dân kĩ thuật)
Mình không ngờ một thầy giáo chuyên dạy về kỹ thuật lại có lời văn tốt như vậy. Công rất có năng khiếu viết. Càng viết nhiều bạn viết càng sắc xảo.
Sức mạnh của viết lách là rất lớn. Mong một ngày không xa sẽ có sách của Công xuất bản nhé.
Cheers
Nguyễn Thai Duy
Cảm ơn thầy đã động viên!
Em sẽ cố gắng!
đúng chất bài viết của 1 dân kỹ thuật:đưa ra luận điểm và làm sáng tỏ luận điểm bằng các dẫn chứng! những dẫn chứng thầy đưa ra về các con số rất có sức thuyết phucj^^! nó làm cho người đọc dễ dàng hiểu thông điệp mà người viết muốn truyền tải!
một câu hỏi của e cũng giống như trên bài viết là : đầu tư mang lại lợi nhuận đến như thế, nhưng làm cách nào để đầu tư hiệu quả-> phải trang bị kiến thức đầu tư đầy đủ. vậy làm cách nào để có kiến thức đầu tư đầy đủ khi mà dân kỹ thuật như mình chẳng mấy lăn lộn chốn thị trường đầu tư này?!
Trước tiên là phải xác định vai trò quan trọng của nó. Mình biết nó quan trọng thì mình mới tập trung cho nó được.
Tiếp theo là hãy đầu tư kiến thức cho bản thân. Đi học, đọc sách, nghiên cứu về đầu tư.
Và bước tiếp theo có lẽ là dấn thân vào làm thôi chứ ngôi nhìn hoài cũng chả khá hơn là mấy. Hihi…
(Dân kỹ thuật hay Kinh tế cũng chỉ là tương đối thôi em. Khi em sinh ra, đâu ai đóng dấu là em Kỹ thuật đâu. Em chỉ học đại học 4 năm. Thời gian còn lại của em có thể là 60, 80 năm nữa. Đâu phải những gì em đã học trong 4 năm là có thể sử dụng trong 80 năm còn lại. Tự mình học rồi làm, rồi tiến bộ thôi em ạ)
Hay quá,
Đúng là “chỉ cần bạn muốn”, mình đôi khi cảm nhận được được điều này trong một vài hoàn cảnh, rất thấm thía.
Bài văn rất có sức thuyết phục.Em cảm ơn thầy.Mong thầy tiếp tục chia sẽ với tụi em.
tác giả tính toán có bị nhầm không zậy ? với lãi suất 10%/năm thì với 24 triệu tiền đầu tư thì một năm sau tiền lãi sẽ là 2 triệu 400 ngàn, cộng với tiền gốc 24 triệu thì tổng gốc lẫn lãi chỉ là 26 triệu 400 ngàn. Zậy mà ông tác giả tính toán sao mà ra 1 năm cả gốc lẫn lãi là 50 triệu 400 ngàn. Tính toán không nên mà cũng đòi làm giàu gì trời
Bạn vui lòng đọc kỹ lại đoạn này nhé:
“Năm đầu: Tích lũy 24 triệu. Đem đi đầu tư, lãi suất 10% một năm.
Một năm sau: Cả vốn lẫn lãi của số tiền đem đi đầu tư là 26.4 triệu. Cộng với 24 triệu tiền tích lũy trong năm đó, tổng số vốn là 50.4 triệu đồng”
Chúc vui!
Ông đọc không kỷ rồi nói người ta tính toán không nên. ông không khôn hơn ai đâu
Không sai mà bạn!
Ví dụ: năm 2018 bạn làm công ăn lương và tiết kiệm được 24 triệu đồng
Sang năm 2019 bạn đem 24 triệu đồng này đầu tư sinh lợi 10% đến cuối năm 2019 bạn sẽ có 26 triệu 400 ngàn (cả vốn và lãi 10%) cộng thêm 24 triệu do tích lũy năm 2019. Đến cuối năm 2019 nếu thuận lợi bạn đã có 50 triệu 400 ngàn đồng.
Sang năm 2020 bạn có 50tr 400k để đầu đạt lãi 10% đến cuối năm bạn được 55tr 440k và bạn có 24 triệu tiền tích lũy do làm công ăn lương, tổng cộng đến cuối năm 2020 bạn đã có 79 triệu 440 ngàn.
Năm 2021:
Năm 2022:
…..
30 năm sau từ 2 bàn tay trắng bạn làm ăn thuận lợi bạn sẽ là tỷ phú!
Lưu ý: Đây là điều khiện lý tưởng (không có rủi ro)
à, xin lỗi tác giả nhé
ban tinh ko dung roi. tich luy 2trieu 1thang thi 10 nam sau so tien phai la : 359.095.671 trieu ….. va 20 nam nua thoi so tien ….
Không sai mà bạn!
Ví dụ: năm 2018 bạn làm công ăn lương và tiết kiệm được 24 triệu đồng
Sang năm 2019 bạn đem 24 triệu đồng này đầu tư sinh lợi 10% đến cuối năm 2019 bạn sẽ có 26 triệu 400 ngàn (cả vốn và lãi 10%) cộng thêm 24 triệu do tích lũy năm 2019. Đến cuối năm 2019 nếu thuận lợi bạn đã có 50 triệu 400 ngàn đồng.
Sang năm 2020 bạn có 50tr 400k để đầu đạt lãi 10% đến cuối năm bạn được 55tr 440k và bạn có 24 triệu tiền tích lũy do làm công ăn lương, tổng cộng đến cuối năm 2020 bạn đã có 79 triệu 440 ngàn.
Năm 2021:
Năm 2022:
…..
30 năm sau từ 2 bàn tay trắng bạn làm ăn thuận lợi bạn sẽ là tỷ phú!
Lưu ý: Đây là điều khiện lý tưởng (không có rủi ro)